Home > Chuẩn mực kế toán, Kinh nghiệm > Kế toán đối với doanh nghiệp giải thể

Kế toán đối với doanh nghiệp giải thể

Mặc dù Bộ Tài chính và các ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán vẫn chưa được đề cập đến trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan.

Giải thể doanh nghiệp có thể diễn ra do hết hạn thời gian hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn, do thua lỗ kéo dài hoặc việc duy trì công ty là không cần thiết… Khi giải thể doanh nghiệp, kế toán cần xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu. Thời điểm này đòi hỏi kế toán hoạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan. Bài viết xin đưa ra một số kinh nghiệm trong kế toán Pháp về kế toán khi các doanh nghiệp giải thể để bạn đọc tham khảo.

Khi giải thể, doanh nghiệp phải chọn ra một người chịu trách nhiệm chính về các công việc giải thể, thông thường đó là một số các thành viên tham gia góp vốn hoặc một người thứ ba. Người nàu được cử ra theo quyết định của hội đồng các thành viên hoặc bởi toàn án.

Doanh nghiệp cần phải thiết lập các sổ kế toán cho việc giải thể dưới sự kiểm soát của hội đồng các thành viên và các quan sát viên (nếu có).

Các doanh nghiệp có thể không phải mở nhiều tài khoản riêng để phản án việc giải thể doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về giải thể được hoạch toán như các trường hợp bình thường khác. Tuy vậy, khi giải thể, các doanh nghiệp cần mở một tài khoản đặc thù là “Kết quả giải thể” để tổng hợp thu nhập, chi phí bất thường phát sinh do việc giải thể.

Kế toán việc giải thể doanh nghiệp thường được chia thành 2 bước: (1) Thực hiện các bút toán giải thể, (2) Thực hiện các bút toán phân chia.

Các bút toán giải thể

 Trước tiên, kế toán cần lập bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng tài chinh của doanh nghiệp trước khi thực hiện các bút toán giải thể. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện việc thanh lý tài sản, hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ phải thu, hoàn trả các khoản nợ
Tài khoản Nợ
Thanh lý tài sản cố định    
Tiền mặt, TGNH Giá thanh lý  
Hao mòn lũy kế Hao mòn lũy kế  
Kết quả giải thể   Lãi
Hoặc (Kết quả giải thể) Lỗ  
Tài sản cố định   Nguyên giá
Thanh lý hàng tồn kho    
Tiền mặt, TGNH Giá thanh lý  
Kết quả giải thể   Lãi
Hoặc (Kết quả giải thể) Lỗ  
Hàng tồn kho   Giá xuất kho
Thu hồi nợ    
Tiền mặt, TGNH Khoản phải thu  
Khoản phải thu   Khoản phải thu
Chi các khoản chi phí giải thể    
Kết quả giải thể Chi phí giải thể  
Tiền mặt, TGNH   Chi phí giải thể
Trả nợ    
*Trường hợp 1: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư nợ
Khoản phải trả Số tiền còn lại*  
Tiền mặt, TGNH   Số tiền còn lại
*Trường hợp 2: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư có
Khoản phải trả Tổng khoản phải trả  
Tiền mặt, TGNH   Tổng khoản phải trả

*Số tiền còn lại = Số dư tài khoản Tiền mặt, TGNH (+) Các khoản phải thu giải thể (-) Các khoản chi khi giải thể

Sau đó, kế toán cần lập lại Bảng cân đối kế toán sau khi xử lý các bút toán trên. Từ đó, tương ứng với hai trường hợp các khoản thanh lý tài sản bị lỗ hoặc lãi ta có hai Bảng cân đối kế toán khác nhau:

Trường hợp 1: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư nợ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Kết quả giải thể   Nguồn vốn kinh doanh  
    Dự trữ  
    Nợ phải trả  
Tổng tài sản   Tổng nguồn vốn  

Trường hợp 2: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư có

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt   Nguồn vốn kinh doanh  
Tiền gửi ngân hàng   Dự trữ  
    Kết quả giải thể  
Tổng tài sản   Tổng nguồn vốn

Các bút toán phân chia

Đây là quá trình tất toán các tài khoản để hoàn trả vốn cho các chủ đầu tư đã tham gia góp vốn và phân chia các khoản lãi hoặc lỗ giải thể.

*Trường hợp 1: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư nợ
Nguồn vốn kinh doanh Số tiền còn lại  
Dự trữ Số tiền còn lại  
Nợ phải trả Số tiền còn lại  
Kết quả giải thể   Tổng số
*Trường hợp 2: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư có
Nguồn vốn kinh doanh Số tiền còn lại  
Dự trữ Số tiền còn lại  
Nợ phải trả Số tiền còn lại  
Phải trả các cổ đông, người góp vốn   Tổng số
Phải trả các cổ đông, người góp vốn X  
Tiền mặt, TGNH   x
  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment