Archive

Author Archive

Hãy lựa chọn đúng đắn khi đầu tư ERP

October 23, 2012 Leave a comment

Black book của IDC công bố vào quý 2 năm 2012 dự báo chi tiêu cho CNTT của Việt Nam năm 2012 là 2,74 tỉ USD, tăng trưởng khoảng 24% so với 2011. Việt Nam là một trong những nước có sức tăng trưởng về CNTT đứng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, đầu tư ERP ở Việt Nam nói riêng đã có những tiến bộ và các bước đột phá những năm gần đây.
Thị trường ERP Việt Nam đã xuất hiện những dự án ERP hàng chục triệu đô la. Đây là điều đáng mừng bởi nền kinh tế đã nhận thức đúng hơn về giá trị của CNTT.

Theo báo cáo của Aberdeen năm 2012, chi phí cho một dự án ERP trung bình gồm chi phí bản quyền phần mềm, dịch vụ triển khai và bảo trì (chưa bao gồm phần cứng) của các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa (doanh số từ 250 triệu USD/năm trở xuống) là từ 14 nghìn đến 18 nghìn USD/user. Quy mô doanh số của đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam cũng nằm trong khoảng dưới 250 triệu USD. Vậy chi phí đầu tư ERP tại Việt Nam ở mức nào?

Tại Việt Nam, những năm gần đây, đã có những thay đổi tích cực trong thị trường ERP. Những dự án ERP lớn nhất với các giải pháp hàng đầu SAP, Oracle có thể đạt tới giá trị hàng triệu USD. Giá trị đầu tư của các dự án lớn này (gồm bản quyền phần mềm, dịch vụ triển khai và bảo trì trong 3 năm – chưa kể phần cứng) trung bình trên từng user xấp xỉ 9.000 USD, chỉ bằng một nửa so với giá trị trung bình của các dự án trên thế giới. Tuy đã có những thay đổi tích cực nhưng chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá xa so với mặt bằng giá trị ERP trên thế giới.

Đâu là nguyên nhân của chênh lệch này? Chúng ta có thể tính đến chi phí dịch vụ nội địa thấp. Tuy nhiên, chênh lệch về giá trị ERP chủ yếu lại do khác nhau về nhận thức của thị trường Việt Nam so với thế giới. Đối với phần lớn doanh nghiệp và tổ chức trong nước, đầu tư cho ERP được xem là đầu tư mua sắm một phần mềm. Hiểu theo cách này không sai nhưng chưa đầy đủ. Theo cách nghĩ truyền thống, mua sắm ERP là một khoản chi phí cho một công cụ phần mềm. Các chủ đầu tư thường cân nhắc và lựa chọn dựa trên chi phí mua sắm. Giá thành đắt hay rẻ của phần mềm ERP có vai trò lớn nhất đến quyết định đầu tư.

Đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức, ERP luôn là một khoản đầu tư chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động và quản lý. ERP sẽ tạo nên thay đổi về tổ chức và phương thức hoạt động một cách sâu sắc và lâu dài. Như vậy, khi xem xét một kế hoạch đầu tư ERP, chủ đầu tư cần nghiên cứu ảnh hưởng của dự án trong dài hạn và trên đầy đủ các khía cạnh của chi phí và lợi ích.

Chi phí đầu tư một hệ thống ERP không chỉ bao gồm chi phí mua sắm phần mềm và dịch vụ triển khai. Để có được quyết định đúng đắn, chủ đầu tư cần xét một cách tổng thể tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp tham gia vào vòng đời của hệ thống ERP. Nó được gọi là tổng chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership hay TCO). TCO sẽ bao gồm các chi phí xây dựng hệ thống (gồm bản quyền phần mềm, phần cứng, dịch vụ triển khai), các chi phí vận hành và quản lý (gồm từ chi phí bảo trì, quản trị hệ thống, xây dựng và đào tạo nhân sự vận hành, hoạt động vận hành, cho đến thay thế và nâng cấp hệ thống). Nếu các chi phí mua sắm, xây dựng hệ thống và bảo trì có thể tính được tương đối rõ ràng thì các chi phí vận hành và quản trị khác thường khó dự tính.

Các chi phí về bản quyền phần mềm, phần cứng và dịch vụ triển khai cho phép chúng ta lập kế hoạch ngân sách trong giai đoạn mua sắm và xây dựng hệ thống. Đây có thể coi là các chi phí trực tiếp và được ước tính tương đối chính xác. Trái lại, TCO cho một bức tranh toàn diện về chi phí đầu tư ERP. Nó bao gồm những loại chi phí gián tiếp, khó tiên lượng và hàm chứa yếu tố rủi ro.

Nhiều dự án ERP tại Việt Nam đã và đang được quyết định căn cứ trên danh mục các chi phí trực tiếp. Sự lựa chọn này mang lại lợi thế cho các giải pháp ERP giá rẻ. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp sau khi cân nhắc giữa các giải pháp lớn như SAP, Oracle với các giải pháp có giá thành mua sắm thấp hơn đã lựa chọn phương án rẻ. Tuy nhiên sau một thời gian, quá trình vận hành bộc lộ những chi phí và những vấn đề không được lường trước. Các nhân viên tác nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu hậu quả về lựa chọn của mình mất vài năm trước khi muốn làm lại ERP với những kinh nghiệm đã được trả giá.

Thường các giải pháp ERP giá rẻ có hai nhược điểm lớn là tính năng công nghệ thấp và kiến thức nghiệp vụ đơn giản. Điều này kéo theo chi phí hoạt động lớn trong quá trình vận hành, loại chi phí không trực tiếp mà doanh nghiệp đã không dự tính khi lựa chọn giải pháp. Nhiều doanh nghiệp đã nói rằng họ rất vất vả trong việc tổng hợp, tích hợp thông tin giữa các ứng dụng nghiệp vụ và bảo đảm tính đúng đắn của thông tin được tích hợp. Nền tảng công nghệ thấp của giải pháp được chọn cũng tạo nên chi phí lớn khi doanh nghiệp thay đổi tổ chức hay mở rộng quy trình nghiệp vụ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã không thể tăng số lượng người sử dụng bởi giới hạn của giải pháp được lựa chọn không đáp ứng được yêu cầu này.

Giới hạn về kiến thức nghiệp vụ được tích hợp trong giải pháp ERP lại mang đến chi phí về rủi ro trong TCO. Nhiều dự án ERP do chọn sai giải pháp và nhà triển khai đã thất bại ngay từ khi chưa vận hành hệ thống. Dự án thất bại bởi kiến thức nghiệp vụ được cung cấp không thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Kiến thức nghiệp vụ bao gồm những quy trình nghiệp vụ tích hợp trong giải pháp và kinh nghiệm của nhà triển khai. Nó được tích lũy qua một quá trình phát triển sản phẩm lâu dài và có sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành. Đây là yếu tố chính tạo nên giá trị khác nhau giữa các giải pháp ERP. Tuy nhiên yếu tố này lại rất khó để chủ đầu tư nhận thức đầy đủ khi lựa chọn. Nó cần có một trải nghiệm nhất định, thường qua giai đoạn triển khai và vận hành thật mới bộc lộ rõ ràng. Và do đó, khi lựa chọn đầu tư dự án ERP, yếu tố giá thành thường có tác động rõ ràng nhất tới người mua.

Bên cạnh các yếu tố về chi phí, chủ đầu tư cần phải tính đến những giá trị lợi ích để đưa ra quyết định đầu tư. Mỗi dự án ERP sẽ kéo theo chi phí và lợi ích trong nhiều năm. Chúng tạo nên một chuỗi giá trị cho doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị ERP

Chuỗi giá trị ERP

Chuỗi giá trị một dự án ERP bao gồm tổng chi phí sở hữu – TCO (chi phí xây dựng ban đầu, chi phí bảo trì và chi phí hoạt động) và các lợi ích thu được qua nhiều năm. Đầu tư ERP sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp gồm lợi ích một lần, như giảm chi phí nhân công, giảm mức tồn kho hàng hóa, v.v. và lợi ích hàng năm gồm giảm chi phí vận chuyển, tăng khả năng kiểm soát tài sản, giảm thời gian công nợ, v.v. Nếu doanh nghiệp có lựa chọn đúng đắn, mức chi phí xây dựng ban đầu có thể cao song đổi lại, tỉ lệ về chi phí hoạt động và lợi ích thu được trong nhiều năm sau sẽ tốt hơn rất nhiều.

Mặt bằng đầu tư ERP trên thế giới như ta đã biết cao hơn hẳn so với trong nước. Thị trường ERP thế giới đã có trải nghiệm nhiều hơn so với thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trên thế giới có nhận thức khá rõ về chuỗi giá trị ERP. Nhận thức đúng giá trị của ERP, việc đó không đồng nghĩa với mua ERP giá cao. Đó có nghĩa là lựa chọn một chuỗi giá trị ERP tối ưu nhằm mang lại lợi ích tối đa cho chủ đầu tư.

Đánh giá thị trường phần mềm kế toán 2012

February 12, 2012 Leave a comment

Năm nay các công ty phần mềm trở nên năng động hơn bao giờ hết. Họ tích cực tìm kiếm thị trường và thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm để tương thích nhanh với nhu cầu khách hàng…
Thị trường tiềm năng của phần mềm kế toán trong năm 2012 hướng mạnh vào các doanh nghiệp mới thành lập, tiếp đó là những doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi, nâng cấp phần mềm kế toán hiện tại. Hướng đến các nhóm khách hàng này, nhà cung cấp tìm cách nâng cấp phần mềm sao cho thích ứng với sự tăng trưởng của khách hàng; hoặc phải thay đổi phương thức kinh doanh để hài hoà với bài toán “cắt giảm chi phí” của phần đa doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang suy thoái chung.
Nhận định về tiềm năng của thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam trong năm 2012, hầu hết các công ty phần mềm đều cho rằng năm nay doanh nghiệp sẽ tiếp tục hạn chế chi tiêu như đã tiến hành từ năm 2011 do tình hình kinh doanh vẫn khó khăn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là những năm gần đây, doanh nghiệp các ngành nghề trong nước đã nhận thức được vai trò của tin học hóa, riêng phần mềm kế toán được doanh nghiệp xác định như một phần không thể thiếu.
Một số công ty cung cấp phần mềm kế toán đã khẳng định doanh thu của họ trong vòng 3 năm trở lại đây (từ 2009 đến nay) khá ổn định, thường tăng trưởng ở mức 20% – 30%.

Phần mềm kế toán thông minh hơn

Phần mềm kế toán ngày càng nhiều tính năng cho người dùng

Đi theo xu hướng phần mềm kế toán ngày càng thông minh hơn là phần lớn các nhà sản xuất – cung cấp phần mềm đã có tên tuổi, có nhiều khách hàng như MISA, Fast, Bitware …
Đại diện Công ty MISA cho biết trong năm 2012 chú trọng cải tiến sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Phần mềm MISA SME.NET phiên bản 2012 có thể hỗ trợ đầy đủ các chức năng liên quan đến thuế: từ tích hợp chữ ký số vào các báo cáo thuế; kết xuất trực tiếp báo cáo có mã vạch theo tiêu chuẩn của Tổng cục Thuế; hỗ trợ nộp hồ sơ thuế qua mạng. Doanh nghiệp không còn phải mất thời gian nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế (HTKK).
Ngoài ra, MISA SME.NET 2012 có thêm một số tính năng mới như: tính giá thành theo Quyết định 48/2011/QĐ-BTC; Lập dự toán và Kiểm soát thu, chi ngân sách theo từng bộ phận, phòng ban, văn phòng, chi nhánh; cung cấp các báo cáo quản trị chi phí, báo cáo quản trị mua hàng, bán hàng.
Cùng cách làm này, đại diện Công ty phần mềm FAST cho biết công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh 2 điểm chính là làm cho phần mềm có tốc độ nhanh hơn và có nhiều tính năng thông minh hơn.
Theo ông Phan Quốc Khánh, càng ngày khối lượng dữ liệu càng tăng, nếu phần mềm vẫn như cũ thì tốc độ sẽ bị chậm đi. Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tốc độ xử lý qua Internet. Do vây, các công ty thiết kế phần mềm sao cho xử lý khối lượng lớn dữ liệu mà vẫn đảm bảo tốc độ và chính xác. Ngoài ra, nhu cầu về quản lý, phân tích số liệu nhanh chính xác sẽ hỗ trợ DN trong việc tìm hiểu nhanh nhu cầu sản phẩm của khách hàng, tình hình kinh doanh…
Không thay đổi về giá nhưng bổ sung tính năng cũng là cách Công ty Bitware lựa chọn. Các tính năng được Bitware bổ sung trong phiên bản mới ra mắt trong năm 2012 như tự động cập nhật các bản vá, tăng nội dung cảnh báo người dùng, tự động cập nhật cho phù hợp với các thông tư, nghị định mới liên quan đến nghiệp vụ kế toán. Bitware cũng cho thiết kế lại phần mềm theo hướng mở để có thể tương thích với các phần mềm chuyên dụng khác của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Thái Trang, Chủ tịch HĐQT Asiasoft, doanh nghiệp ngày nay đều đã có nhận thức cao về việc ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất và họ có thể sử dụng phần mềm trong những hoạt động chuyên môn khác, vì vậy, phần mềm kế toán cũng nên tương thích với các phần mềm đó để thuận tiện cho công tác quản trị của doanh nghiệp.
Định hướng phần mềm kế toán phục vụ quản trị cũng là xu hướng đang phát triển. Theo đó, các phần mềm kế toán sẽ được bổ sung thêm các phân hệ quản trị quan hệ khách hàng, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng, lương, quản lý nhân sự…
Thay đổi phương thức kinh doanh
Nếu như trước đây, phần mềm kế toán chủ yếu được bán dưới dạng đóng gói với chi phí khoảng vài triệu đồng/bản thì nay, cùng với xu hướng ảo hóa và điện toán đám mây, nhiều doanh nghiệp chuyển sang cung cấp trên nền web (để chuẩn bị cho việc đưa lên hạ tầng đám mây trong thời gian tới) hoặc cung cấp dưới dạng dịch vụ (SaaS) cho thuê theo năm. Các doanh nghiệp đi theo xu hướng này có thể kể đến như Asiasoft, FAST, MISA, Bitware…
Với phiên bản web-base, FAST kỳ vọng doanh thu năm 2012 sẽ tăng khoảng 30% – 35%, còn Bitware cũng hy vọng sẽ tăng trưởng 25% trong năm 2012.
Chi phí sản phẩm phần mềm thấp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tin học hóa các hoạt động mà không bị áp lực về việc đầu tư cho CNTT.
Thay lời kết
Có thể thấy, năm nay các công ty phần mềm trở nên năng động hơn bao giờ hết. Họ tích cực tìm kiếm thị trường và thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm để tương thích nhanh với nhu cầu khách hàng. Về phía các doanh nghiệp ứng dụng, dù muốn hay không trong quá trình phát triển họ sẽ cần đến ứng dụng CNTT (tùy mức độ) để hỗ trợ quản lý.BKJGCKAJAJN7

 

Phân loại phần mềm kế toán

December 13, 2011 Leave a comment

Có nhiều cách để phân loại phần mềm kế toán và mỗi cách sẽ cho ta thấy một cái nhìn khác nhau mỗi loại phần mềm. Ở đây xin đưa ra cách phân loại theo nguồn gốc của các phần mềm có mặt trên thị trường nhằm giúp doanh nghiệp, cá nhân quan tâm có cái nhìn sâu sắc hơn về ưu, nhược điểm của các loại phần mềm cũng như thảo luận tìm ra biện pháp hoàn thiện chúng. Nếu phân loại theo nguồn gốc, có thể chia các phần mềm thành 3 loại đó là phần mềm của nước ngoài như Sum System, Peachtree, Quichbook… Phần mềm nội như Esoft, Fast, Bravo, Bit Accounting… Và phần mềm kế toán nước ngoài được Việt hóa như 1C:Kế toán 8. Mỗi loại đều có những tính năng và đặc điểm nổi bật riêng mà khách hàng nên chú ý tới.

Các phần mềm nước ngoài

Ưu điểm:

  • Rất chuyên nghiệp, bạn có thể nhận thấy điều này khi sử dụng các phần mềm nổi tiếng như Sun System, Quickbook, Peachtree… Điều này có thể giải thích do ở các nước phát triển quy trình quản lý chặt chẽ và chuyên nghiệp nên phần mềm phải đáp ứng các điều kiện khắt khe.
  • Phần mềm ổn định và được xây dựng trên một công nghệ tiên tiến.
  • Hệ thống báo cáo quản trị rất mạnh và các công cụ lập báo cáo thông minh. Ví dụ của Peachtree có thể kết hợp với Crystal Report để lập ra các báo cáo riêng cho khách hàng.

Nhược điểm:

  • Điều đầu tiên đó là chi phí cao so với khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam, giá lắp đặt thường giao động từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn USD.
  • Không tương thích hoàn toàn với chế độ kế toán Việt Nam. Các phần mềm nước ngoài thường hỗ trợ theo chế độ kế toán của Mỹ và Anh là chủ yếu.
  • Đào tạo, vận hành tốn kém và chi phí cao. Để bộ máy kế toán có thể sử dụng hết các tính năng thường mất từ vài tháng đến cả năm.
  • Bảo hành, sửa chữ khá phức tạp khi xảy ra sự cố và với chi phí cao. Mỗi khi xảy ra sự cố bạn sẽ phải mời chuyên viên nước ngoài sang và cho dù có khắc phục được hay không bạn cũng phải chi từ 500-1000 USD cho việc sửa chữa này.

Các phần mềm trong nước

Ưu điểm

  • Ưu điểm đầu tiên đó là chi phí thấp, giá của các phần mềm nội thường giao động từ vài triệu đến vài chục triệu cho việc cài đặt và triển khai.
  • Đơn giản và phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. Mỗi khi có thay đổi chính sách kế toán, các phần mềm nội khá nhanh trong việc cập nhật các thay đổi này.
  • Dễ dàng tùy biến theo nhu cầu người sử dụng, hiệu chỉnh phần mềm kế toán nhanh theo yêu cầu mà chi phí thấp
  • Việc hỗ trợ nhanh chóng từ các nhân viên trong nước và chi phí thấp hơn.

Nhược điểm

  • Nhiều phần mềm thiết kế không chặt chẽ, tùy tiện và khả năng tự động hóa thấp. Ưu điểm đơn giản đồng thời cũng là nhược điểm của các phần mềm nội. Do đơn giản quá nên trong quy trình thường có nhiều kẽ hở dễ xảy ra sai sót và gian lận.
  • Do dễ dàng tùy biến, nên nếu đội ngũ triển khai phần mềm thiếu kinh nghiệm, sẽ làm cho chương trình vận hành kém, nhiều sai sót và khó bảo trì các bản đã tùy biến.

Phần mềm nước ngoài được Việt hóa

Phần mềm nước ngoài được Việt hóa mới xuất hiện không lâu nhưng đã chứng tỏ được nhiều lợi thế của mình trên thị trường nước ta hiện nay.

Ưu điểm

  • Có các tính năng mạnh mẽ giống với các phần mềm nước ngoài như cấu trúc chặt chẽ, chuyên nghiệp, độ ổn định và tính bảo mật cao… Đồng thời cũng kết hợp với một một số ưu điểm của phần mềm trong nước như khá phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. Hệ thống báo cáo tài chính và quản trị khá mạnh với nhiều tiêu thức lựa chọn.
  • Giá cả hợp lý hơn.
  • Hỗ trợ tốt và nhanh hơn với chi phí hợp lý hơn các chương trình ngoại.

Nhược điểm

  • Tuân theo các quy trình chuẩn quốc tế nên khá khó khăn trong việc áp dụng vào các doanh nghiệp không có mô hình quản lý chặt chẽ, nếu người dùng đã quá quen với các quy trình hạch toán tay sẽ khó trong việc chuyển qua tiếp nhận với một quy trình chuẩn.
  • Có nhiều thuật ngữ nước ngoài nên người sử dụng thường không hiểu được ngay ý nghĩa trong giai đoạn đầu tiếp cận.

Kế toán đối với doanh nghiệp giải thể

December 10, 2011 Leave a comment

Mặc dù Bộ Tài chính và các ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán vẫn chưa được đề cập đến trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan.

Giải thể doanh nghiệp có thể diễn ra do hết hạn thời gian hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn, do thua lỗ kéo dài hoặc việc duy trì công ty là không cần thiết… Khi giải thể doanh nghiệp, kế toán cần xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu. Thời điểm này đòi hỏi kế toán hoạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan. Bài viết xin đưa ra một số kinh nghiệm trong kế toán Pháp về kế toán khi các doanh nghiệp giải thể để bạn đọc tham khảo.

Khi giải thể, doanh nghiệp phải chọn ra một người chịu trách nhiệm chính về các công việc giải thể, thông thường đó là một số các thành viên tham gia góp vốn hoặc một người thứ ba. Người nàu được cử ra theo quyết định của hội đồng các thành viên hoặc bởi toàn án.

Doanh nghiệp cần phải thiết lập các sổ kế toán cho việc giải thể dưới sự kiểm soát của hội đồng các thành viên và các quan sát viên (nếu có).

Các doanh nghiệp có thể không phải mở nhiều tài khoản riêng để phản án việc giải thể doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về giải thể được hoạch toán như các trường hợp bình thường khác. Tuy vậy, khi giải thể, các doanh nghiệp cần mở một tài khoản đặc thù là “Kết quả giải thể” để tổng hợp thu nhập, chi phí bất thường phát sinh do việc giải thể.

Kế toán việc giải thể doanh nghiệp thường được chia thành 2 bước: (1) Thực hiện các bút toán giải thể, (2) Thực hiện các bút toán phân chia.

Các bút toán giải thể

 Trước tiên, kế toán cần lập bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng tài chinh của doanh nghiệp trước khi thực hiện các bút toán giải thể. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện việc thanh lý tài sản, hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ phải thu, hoàn trả các khoản nợ
Tài khoản Nợ
Thanh lý tài sản cố định    
Tiền mặt, TGNH Giá thanh lý  
Hao mòn lũy kế Hao mòn lũy kế  
Kết quả giải thể   Lãi
Hoặc (Kết quả giải thể) Lỗ  
Tài sản cố định   Nguyên giá
Thanh lý hàng tồn kho    
Tiền mặt, TGNH Giá thanh lý  
Kết quả giải thể   Lãi
Hoặc (Kết quả giải thể) Lỗ  
Hàng tồn kho   Giá xuất kho
Thu hồi nợ    
Tiền mặt, TGNH Khoản phải thu  
Khoản phải thu   Khoản phải thu
Chi các khoản chi phí giải thể    
Kết quả giải thể Chi phí giải thể  
Tiền mặt, TGNH   Chi phí giải thể
Trả nợ    
*Trường hợp 1: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư nợ
Khoản phải trả Số tiền còn lại*  
Tiền mặt, TGNH   Số tiền còn lại
*Trường hợp 2: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư có
Khoản phải trả Tổng khoản phải trả  
Tiền mặt, TGNH   Tổng khoản phải trả

*Số tiền còn lại = Số dư tài khoản Tiền mặt, TGNH (+) Các khoản phải thu giải thể (-) Các khoản chi khi giải thể

Sau đó, kế toán cần lập lại Bảng cân đối kế toán sau khi xử lý các bút toán trên. Từ đó, tương ứng với hai trường hợp các khoản thanh lý tài sản bị lỗ hoặc lãi ta có hai Bảng cân đối kế toán khác nhau:

Trường hợp 1: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư nợ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Kết quả giải thể   Nguồn vốn kinh doanh  
    Dự trữ  
    Nợ phải trả  
Tổng tài sản   Tổng nguồn vốn  

Trường hợp 2: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư có

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt   Nguồn vốn kinh doanh  
Tiền gửi ngân hàng   Dự trữ  
    Kết quả giải thể  
Tổng tài sản   Tổng nguồn vốn

Các bút toán phân chia

Đây là quá trình tất toán các tài khoản để hoàn trả vốn cho các chủ đầu tư đã tham gia góp vốn và phân chia các khoản lãi hoặc lỗ giải thể.

*Trường hợp 1: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư nợ
Nguồn vốn kinh doanh Số tiền còn lại  
Dự trữ Số tiền còn lại  
Nợ phải trả Số tiền còn lại  
Kết quả giải thể   Tổng số
*Trường hợp 2: Tài khoản Kết quả giải thể có số dư có
Nguồn vốn kinh doanh Số tiền còn lại  
Dự trữ Số tiền còn lại  
Nợ phải trả Số tiền còn lại  
Phải trả các cổ đông, người góp vốn   Tổng số
Phải trả các cổ đông, người góp vốn X  
Tiền mặt, TGNH   x

Ra mắt phần mềm kế toán mới

November 26, 2011 Leave a comment

Phiên bản 2008 của 2 phần mềm kế toan hàng đầu hiện nay Intuit Quicken và Microsoft Money đều cố gắng đơn giản hóa công việc quản lý tài chính bằng cách làm cho vài tính năng có khả năng truy xuất ngay cả khi không khởi chạy toàn bộ ứng dụng.

NTN dùng thử phiên bản Home & Business của 2 phần mềm kế toán trên và nhận thấy chúng thực sự có những tính năng cải tiến đáng giá. Tuy nhiên, người dùng đang tìm kiếm phần mềm kế toán có thể quản lý đồng thời ngân sách cá nhân và doanh nghiệp sẽ thấy Quicken có ưu điểm hơn.

Microsoft đã đổi tên gói phần mềm cũ thành Money Plus, từ “Plus” đề cập đến một applet mới xuất hiện ở khay hệ thống mang tên Money Insights. Nhấn vào biểu tượng này, bạn có thể xem qua các bản báo cáo thu gọn có khả năng tùy biến của bất kỳ 1 trong 3 chủng loại (category) sau: Spending – theo dõi các khoản chi tiêu, Cash Flow – dòng tiền và Bills – nhắc nhở các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán. Bạn có thể chọn khởi chạy toàn bộ ứng dụng từ Insights nhưng chỉ khi muốn nhập một giao dịch (bạn không bị bắt buộc phải kích hoạt tính năng Insights nếu không muốn làm chậm hệ thống bởi một tiến trình chạy ở chế độ nền).

phần mềm kế toán Money Plus 2008 cho phép liên kết giao dịch với các chứng từ điện tử, chẳng hạn các hình ảnh kiểm tra, tính năng mà người dùng Quicken đã có cách đây vài năm. Khác với phần mềm kế toán Quicken, Money Plus không bổ sung các chứng từ vào tập tin dữ liệu (chúng có thể nhanh chóng làm tăng kích thước tập tin), mà chỉ cung cấp liên kết đến một thư mục trên đĩa cứng. Quicken mã hóa các tập tin dữ liệu – tính năng bảo mật mà Microsoft không cung cấp.

Phiên bản miễn phí và dùng thử của các dịch vụ tài chính (báo cáo tín dụng, công cụ giúp trẻ quản lý chi tiêu, báo cáo đầu tư) mà Microsoft bổ sung vào phiên bản Money Plus Premium với mức giá 10USD chưa thật sự ấn tượng. Trong khi đó, phiên bản Money Plus Home & Business bổ sung bản dùng thử PayCycle – dịch vụ trả lương nhân viên trên nền web thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ – cũng như những công cụ phần mềm bổ sung khác (tạo hóa đơn và theo dõi các khoản chi liên quan đến thuế) dành cho người dùng muốn kết hợp quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Hiệu quả cho doanh nghiệp

Mặt khác, phần mềm kế toán Quicken 2008 Home & Business là lựa chọn có ý nghĩa hơn cho các doanh nghiệp nhỏ nhờ những cải tiến cho phép theo dõi một hay nhiều doanh nghiệp độc lập. Một công cụ hữu ích khác có thể kể đến là tính năng đánh dấu mới, cho phép tạo nhóm các khoản chi tiêu từ vài chủng loại. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng xem tất cả giao dịch liên quan đến một doanh nghiệp hay một thành viên cụ thể trong gia đình.

Giống Money Plus, phần mềm kế toán Quicken cung cấp một apllet xuất hiện trên khay hệ thống mang tên Billminder Gadget, cho phép xem qua các giao dịch và hóa đơn sắp tới mà không cần phải khởi chạy toàn bộ ứng dụng. Hơn thế, nhiều người dùng sẽ hài lòng khi nhìn thấy PayPal trên danh sách các tổ chức tài chính hỗ trợ tải các giao dịch đến tài khoản Quicken.

Những đổi mới khác của Quicken xem ra khá bình thường nhưng dù sao vẫn trội hơn Money Plus bởi một điều quan trọng: Intuit vẫn còn cho phép người dùng tải dữ liệu giao dịch đến Quicken trong vòng 3 năm sau khi mua, trong khi Microsoft buộc nâng cấp Money sau mỗi 2 năm để duy trì các dịch vụ trực tuyến.

Đối với nhu cầu tìm kiếm một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân có đầy đủ tính năng, Money sẽ là lựa chọn thích hợp nếu bạn muốn khả năng truy xuất nhanh, tuy nhiên Quicken tiếp tục thể hiện ưu thế về các tính năng nhất là cho doanh nghiệp nhỏ.

(Theo PCworld)